Posts Tagged ‘Joomla’

Drupal tiếp tục giữ danh hiệu “CMS nguồn mở tốt nhất” 2008

Tháng Mười Một 18, 2008

Cuộc bầu chọn CMS nguồn mở hàng năm của NXB Packt đã đạt đến đỉnh điểm khi có thông báo về CMS nguồn mở tốt nhất năm 2008. Drupal đã vượt qua Joomla! và DotNetNuke để bảo vệ thành công danh hiệu đã giành được trong năm 2007.

Kể từ khi Dries Buyaert công bố dự án dưới dạng mã mở vào năm 2001, Drupal đã có những bước lớn mạnh vượt bậc. 1,5 lượt lượt tải xuống trong 12 tháng, 20.000 phiếu bầu chọn, Drupal hiện là CMS được sử dụng bởi Warner Brothers Music, MTV UK và New York Observer.

Buyaert cho biết: “Những giải thưởng này chứng minh cho những đóng góp to lớn của các thành viên cộng đồng Drupal trên toàn thế giới.” “Chung tay làm việc, cộng đồng Drupal đang xây dựng tương lai của Web động. Bất kì ai đều có thể nhanh chóng xây dựng các trang Web xã hội tuyệt vời,” anh kết luận.

Tiếp tục xếp thứ hai năm nay là Joomla!, một CMS vừa chào đón sinh nhật lần thứ 3 của mình cách đây không lâu. DotNetNuke, sản phẩm duy nhất viết bằng VB.NET vào được vòng chung khảo, xếp thứ ba.

Trước đó, Packt cũng đã trao nhiều hạng mục giải thưởng khác nhau:

  • Gương mặt sáng giá: ứng với mỗi CMS, một gương mặt sáng giá đã được bầu chọn.
  • CMS nguồn mở khác (không dùng PHP/MySQL) tốt nhất:
    1. Plone
    2. dotCMS
    3. DotNetNuke
  • CMS nguồn mở PHP tốt nhất:
    1. Drupal
    2. Joomla! và CMS Made Simple đồng hạng
  • CMS nguồn mở hứa hẹn nhất:
    1. SilverStripe
    2. CMS Made Simple
    3. ImpressCMS và MiaCMS đồng hạng
  • CMS nguồn mở tốt nhất (đã giới thiệu ở trên):
    1. Drupal
    2. Joomla!
    3. DotNetNuke

Như vậy, năm nay Drupal giành luôn cú đúp chứ không chia giải với Joomla! như năm ngoái. Dù vậy, cộng đồng Drupal Việt Nam cũng chưa khẳng định được tiếng nói của mình sau khi lần hai Drupal liên tiếp giành quán quân. Số phận cộng đồng Joomla! Việt Nam cũng tương tự, đang trên đà đi xuống mặc dù đã hai năm liền Joomla! đạt á quân, và đây là CMS rất phổ biến ở Việt Nam.

Ấn tượng nhất năm nay không thể không nhắc đến DotNetNuke. Đây là CMS nguồn mở dựa trên VB.NET và giành luôn hai danh hiệu cao quý. Cộng đồng DNN đang rất phát triển, cho dù bản thân DNN vẫn còn vài khiếm khuyết về nền tảng và tài liệu.

Hải Nam.

Cuộc chiến Joomla! – Drupal và TTCN

Tháng Mười Một 18, 2008

Trong số các hệ quản trị nội dung (CMS) phổ biến hiện nay, nổi bật lên hai ứng viên sáng giá nhất là Joomla! và Drupal. Hai hệ quản trị nội dung này thay nhau làm mưa làm gió trong các cuộc thi. Đặc biệt ở cuộc bình chọn uy tín nhất của Packt Publishing, Joomla! và Drupal luôn chiếm giữ hai vị trí đầu bảng.

Joomla!

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu sơ qua hai CMS này. Tiền thân của Joomla! là Mambo, một sản phẩm của Miro. Năm 2002, song song với bản thương mại hóa, Miro cho phát hành Mambo Open Source (gọi tắt là MOS, chữ thường thấy trong mã nguồn Mambo và cả Joomla! cho đến tận năm 2008 này). Đến năm 2005, Mambo bước vào giai đoạn chín mùi và giành nhiều giải thưởng lớn như là “Giải pháp nguồn mở tốt nhất” và “Giải pháp hoàn hảo cho công nghiệp” tại LinuxWorld. Tuy nhiên, đến cuối tháng 8/2005, do bất đồng với Miro, tất cả thành viên trong nhóm phát triển Mambo đồng loạt rời công ty, lập ra nhóm “Open Source Matters”. Họ xây dựng thương hiệu mới “Joomla!” dựa trên Mambo và phát hành lại vào gần một tháng sau. Joomla! 1.0 ra đời trong hoàn cảnh đó.

Từ đó đến nay, Joomla! liên tục được cải tiến, đặc biệt là vá các lỗi bảo mật. Bản Joomla! mới nhất là 1.0.13 ra đời tháng 7/2007, ngoài ra thế hệ kế tiếp là Joomla! 1.5 được bắt đầu phát triển từ cuối năm 2006, đến nay đang ở giai đoạn RC4.

Joomla! thực sự dễ dùng. Giao diện quản trị (back end) bắt mắt, việc cài đặt các phần mở rộng chỉ đơn giản là tải lên và chạy chương trình cài đặt. Theo triết lí của Joomla!, đơn vị dữ liệu cơ bản là content item (ở bản 1.5 đổi thành article) chứa trong category, bản thân category được chứa trong section. Như vậy dữ liệu trong Joomla! tổ chức thành 3 cấp.

Cách tổ chức này rất logic và không gây rắc rối cho người dùng mới. Dù vậy, Joomla! không có nền tảng để hỗ trợ các kiểu dữ liệu phức tạp hơn. Một nhược điểm khác là Joomla! được thiết kế dành cho người dùng cuối, nên không cung cấp nhiều phương tiện can thiệp vào hoạt động bên trong.

Nhóm phát triển Joomla! luôn quan niệm “open source does matter”, họ từng lên án các phần mở rộng (extension) viết cho Joomla! mà không cung cấp theo giấy phép GPL, cho dù đó là sản phẩm thương mại hay nguồn mở. Trong các sản phẩm bị chỉ trích có cả SMF, một diễn đàn được dùng khá phổ biến kèm với Joomla! (và kết quả là bridge cho Joomla! bị xóa bỏ khỏi trang download của SMF). Hiện nay, vấn đề này được giải quyết với các sản phẩm viết từ đầu bằng cách cung cấp song song theo GPL và giấy phép khác (như MIT chẳng hạn).

Joomla! hiện đang rất phổ biến ở Việt Nam bởi tính dễ dùng của nó. Ngoài ra, Joomla! đáp ứng được yêu cầu quan trọng nhất để xây dựng nhanh một website: có rất nhiều template (giao diện) có sẵn, cả miễn phí lẫn thương mại, nhiều template có chất lượng rất tốt.

Drupal

Drupal xuất phát từ một diễn đàn viết bởi Dries Buytaert (hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Bỉ), được chuyển thành sản phẩm nguồn mở năm 2001. Cho đến nay, Buytaert vẫn lãnh đạo việc phát triển của dự án.

Hạt nhân của Drupal là node với cấu trúc đơn giản. Để phát triển các kiểu nội dung phức tạp, mỗi node sẽ được liên kết với một nội dung có kiểu khác nhau. Node được quản lí nhờ hệ thống taxonomy cực mạnh, đây cũng là đặc trưng của Drupal. Người dùng Gmail, Flickr, WordPress, Yahoo! 360°… ắt hẳn quen với khái niệm “tag” (đôi khi gọi là label), và khái niệm rất hiện đại này đã có trong Drupal ! Khái niệm tag được gọi là “term” trong Drupal, được tổ chức có cấu trúc (chia nhiều cấp). Ngoài ra, trong taxonomy còn có khái niệm “vocabulary” cho phép chia term thành các lớp không giao nhau. Thí dụ một node được gắn một term thuộc vocabulary “Tháng” (gồm 12 term) và các term thuộc vocabulary “Chủ đề”.

Drupal được xây dựng để giúp đỡ cho nhà phát triển. Hệ thống hook đa dạng giúp người lập trình can thiệp vào mọi hoạt động mà không phải sửa bất kì dòng lệnh nào của nhân hay các phần khác – điều này trái ngược với Joomla!. Ngoài ra, công nghệ của Drupal thường mới hơn Joomla!, thí dụ như thiết kế của Drupal không dùng bảng (table) trong khi ở Joomla! thì bảng xuất hiện ở mọi nơi (những viên gạch đầu tiên của Joomla! được xây dựng khi các chuẩn Web chưa ra đời). Triết lí “không tương thích ngược” của Drupal làm cho module phải được viết riêng cho từng phiên bản 4.x, 5.x và 6.x (tại cùng một thời điểm, Drupal chỉ hỗ trợ 2 phiên bản mới nhất). Điều này cũng có mặt trái: nhiều người e ngại phải nâng cấp liên tục khi dùng Drupal.

Ở Việt Nam hiện nay Drupal ít được phổ biến vì nó tương đối khó sử dụng. Cộng đồng Drupal Việt Nam chỉ mới manh nha những bước đi đầu tiên sau khi Drupal vượt qua Joomla! trong cuộc thi CMS nguồn mở tốt nhất do Packt tổ chức.

… và Thông Tin Công Nghệ

Bắt đầu xây dựng vào tháng 2/2007, TTCN chọn Joomla! làm nền tảng. Đây là một lựa chọn đúng đắn vì sự đơn giản của Joomla! đã giúp đỡ rất nhiều vào thời điểm đó. Joomla! giúp dễ dàng xây dựng một blog cùng với các thành phần phụ xoay quanh.

Sau đó, càng phát triển, chúng tôi càng phải sửa đổi nhiều trong kiến trúc của Joomla!. Nhưng dường như sự cồng kềnh trong mã nguồn (theo ohloh), sự cứng nhắc trong cấu trúc cùng khả năng tích hợp không được như mong đợi đã khiến TTCN phải đánh giá lại. Tháng 10/2007, Drupal được chọn để thay thế. Từ đó đến nay, chúng tôi thử nghiệm chuyển đổi dữ liệu, tìm hiểu và xây dựng các module để nâng cấp và bổ sung tính năng cho TTCN.

Nội dung mã nguồn của Drupal. Nguồn: ohloh.

Nội dung mã nguồn của Joomla!. Nguồn: ohloh.

Theo so sánh trên, có thể thấy rằng mã nguồn của Drupal rất nhỏ so với Joomla!. Ngoài ra, riêng hạt nhân của Drupal cũng có rất nhiều tính năng quan trọng: bài viết, tìm kiếm, bình chọn, menu, rss, tài khoản, cache, quản trị và ngay cả những chức năng Joomla! không có như diễn đàn, bình luận, làm việc nhóm, phân quyền. Chính sự nhỏ gọn của nhân này sẽ giúp việc phát triển trên Drupal dễ dàng hơn, đặc biệt là phát triển các tính năng mạng xã hội. Hiện nay, nhiều trang web lớn của Việt Nam đã dùng Drupal, như là tamtay.vn, cho thấy tiềm năng của CMS này.

Đến lúc này, có thể kết luận rằng “dường như chuyển sang Drupal là một lựa chọn đúng đắn”. Chúng ta cùng mong đợi việc chuyển đổi sẽ hoàn tất trong thời gian ngắn sắp tới 🙂

Hải Nam.

Đính chính: clip.vn không dùng Drupal mà tự phát triển từ đầu.

Bổ sung (của Bacscar): Dries vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ của mình, đề tài liên quan đến Java, do cha đẻ của Java hướng dẫn.

Open source does matter…

Tháng Mười Một 18, 2008

Joomla! đang thay đổi để đảm bảo cho tương lai của dự án này: hệ quản trị nội dung (CMS) này sẽ hoàn toàn tương thích với giấy phép GNU/GPL. Đây là quyết định sau một thời gian dài thảo luận về phương diện cộng đồng cũng như phương diện pháp lí.

Đối với cộng đồng Joomla! thì “open source does matter” (mã nguồn mở là cần thiết). Tuy nhiên, đây sẽ là một chặng đường dài, nhóm phát triển sẽ không đưa ra ngay những ràng buộc pháp lí vì có rất nhiều phần mở rộng đang ở trong tình trạng không tương thích với giấy phép GPL, rất nhiều người kiếm sống nhờ Joomla!.

Dù vậy, Joomla! đã, đang và sẽ là dự án với duy nhất một giấy phép GPL. Nhóm phát triển chưa có thông báo gì vì họ đang chuẩn bị các phương án để giải quyết vấn đề này một cách tốt đẹp nhất. Kế hoạch trước mắt sẽ là:

  • Dọn dẹp lại trang web để tương thích với GPL (nghĩa là xóa bỏ các phần mở rộng không tuân theo GPL);
  • Trưng cầu ý kiến của cộng đồng xem họ có muốn phần mở rộng của họ tuân theo GPL hay không. Cùng lúc, hướng dẫn mọi người cách thức để phần mở rộng của họ tuân theo GPL.

Ngoài ra, sẽ không có vụ kiện cáo, thanh trừng hay đày đọa nào xảy ra. Hơn nữa, sẽ không kêu gào, không biểu tình, không chia phe “chúng ta” và “bọn họ”. Chúng ta là một cộng đồng lớn, và chúng ta muốn những giải pháp cho tất cả mọi người.

Luôn gắn liền với GPL

Chúng tôi quyết định tiếp tục với giấy phép đã làm cho Joomla! có ngày hôm nay: Giấy Phép Công Cộng Chung (GPL). Nghĩa là cả Joomla! 1.0 và 1.5 sẽ được phát hành với giấy phép GPL thuần túy.

Nhóm phát triển cũng nhấn mạnh rằng họ không có quyền phát hành Joomla! theo một giấy phép khác, vì điều này khó thực hiện đối với OSM. Có một ít phức tạp, là khi phần mở rộng nào đó hoàn toàn tách biệt với Joomla! nó sẽ vượt ra ngoài phạm vi của GPL, và khi đó cho dù nó không tương thích GPL, phần mở rộng này vẫn tương thích với Joomla! (thí dụ như template). Tuy nhiên, kiến trúc hiện tại làm cho việc thực hiện các phần mở rộng như vậy là cực kì khăn.

Dưới đây là phần Hỏi – Đáp.

Joomla! dùng giấy phép nào ?

Giấy phép công cộng chung (GPL). Xem ở http://www.gnu.org/licenses/gpl.html.

Sự khác biệt giữa GPL và LGPL ?

GNU LGPL dùng cho các thư viện (library). Hệ thống Joomla! dùng các thư viện với giấy phép GPL và LGPL, nên nó được cấp phép theo giấy phép GPL.

Triết lí của GPL ?

Xem ở http://www.gnu.org/philosophy/.

Phần mềm nguồn mở/miễn phí là gì ?

Xem tại

Tiếng Việt tương ứng:

“Tự nguyện tương thích” là sao ?

Chúng tôi muốn sự tự giác. Chúng tôi không có ý muốn sẽ theo dõi từng người vi phạm.

Sự khác biệt giữa “thương mại hóa” và “quyền sở hữu riêng” ?

Sản phẩm thương mại hóa là các sản phẩm đang được bán. Nó có thể theo giấy phép GPL. Ngược lại, phần mềm thuộc quyền sở hữu riêng không cho phép bạn sao chép, sửa đổi hoặc phân phối lại.

Bạn có được phép bán Joomla! ?

Được! Xem thêm Does TheGPL Allow Money.

Tôi có thể xóa dòng thông báo bản quyền Joomla! ở cuối trang web ?

Được. Tuy nhiên bạn không được xóa dòng thông báo (ghi chú) trong mã nguồn.

Tôi có thể xóa dòng thông báo bản quyền Joomla! ở trong thẻ Meta ?

Được.

Tôi cần làm gì nếu phát hiện một khả năng vi phạm GPL ?

Bạn cần thông báo cho người giữ bản quyền. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó vi phạm bản quyền của Joomla!, hãy thông báo cho
<!–
var prefix = ‘ma’ + ‘il’ + ‘to’;
var path = ‘hr’ + ‘ef’ + ‘=’;
var addy53176 = ‘license’ + ‘@’;
addy53176 = addy53176 + ‘opensourcematters’ + ‘.’ + ‘org’ + ‘.’ + ”;
document.write( ‘<a ‘ + path + ‘\” + prefix + ‘:’ + addy53176 + ‘\’>’ );
document.write( addy53176 );
document.write( ‘<\/a>’ );
//–>\n license@opensourcematters.org.
<!–
document.write( ‘<span style=\’display: none;\’>’ );
//–>
Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
<!–
document.write( ‘</’ );
document.write( ‘span>’ );
//–>

Giấy phép GPL của Joomla! có cho phép bán các phần mở rộng ?

Có.

Giấy phép GPL có cho phép mã hóa (Zend encoder, Ioncube…) một phần mở rộng ?

Có. Nhưng người phân phối phần mềm cần cung cấp mã nguồn ở dạng người dùng có thể sửa đổi được. Người phân phối có thể yêu cầu người dùng trả thêm chi phí cho việc này (như phí gửi đĩa hoặc chi phí bandwidth để upload, nói chung các phí này rất nhỏ).

Tôi có thể phát hành phần mở rộng không tuân theo giấy phép GPL ?

Chúng tôi cho rằng đa số phần mở rộng đều là sản phẩm kế thừa của Joomla!, do đó cần tuân theo giấy phép GPL. Nếu bạn tin rằng trường hợp của bạn là ngoại lệ, bạn nên tìm một lời khuyên pháp lí từ một người chuyên nghiệp.

Template có giấy phép khác với component, module, plugin không ?

Có. Template gồm 2 thành phần: mã nguồn và phần “phi mã nguồn” (bao gồm hình ảnh, phim, CSS, các định dạng). Phần mã nguồn cần tuân theo giấy phép GPL, phần phi mã nguồn thì tùy tác giả.

Thế đối với bridge thì sao ?

Bridge có tác dụng kết nối Joomla! với các ứng dụng khác. Từ góc độ Joomla!, bridge giống một component, module hoặc plugin, nên nó cần tuân theo giấy phép GPL (trừ khi bridge hoàn toàn tách biệt với Joomla!).

CSS trong template có cần tuân theo GPL ?

Không, trừ khi nó dựa trên một sản phẩm GPL.

Javascript trong template và các phần mở rộng cần tuân theo GPL ?

Không, trừ khi nó dựa trên một sản phẩm GPL.

Nếu tôi nhúng một module vào template, nó có cần tuân theo GPL ?

Nói chung là có.

Tôi lỡ mua một phần mở rộng vi phạm bản quyền của Joomla!. Tôi có thể phát hành nó được không ?

Không. Bạn cần thông báo vi phạm này cho chủ sở hữu.

Tôi có thể cung cấp các dịch vụ dựa trên các phần mở rộng sở hữu riêng được không ?

Được. Giấy phép GNU GPL chỉ áp dụng khi bạn phân phối lại các phần mở rộng cho người khác.

Những gương mặt sáng giá nhất trong cộng đồng nguồn mở

Tháng Mười Một 18, 2008

Hôm nay, 27/10, nhà xuất bản Packtpub đã công bố những gương mặt sáng giá nhất trong cộng đồng CMS (hệ quản trị nội dung) nguồn mở. Đây là cuộc thi thường niên, bao gồm nhiêu hạng mục giải thưởng. Kết quả bầu chọn gương mặt sáng giá nhất (MVP) dựa theo từng CMS.

MVP của Joomla! không ai khác hơn Johan Janssens, nhân vật chủ chốt trong nhóm phát triển, người phụ trách nền tảng cơ bản của Joomla!. Chính Johan là người đứng sau tất cả các thiết kế, để tạo thành một môi trường phát triển trên PHP vững chắc.

Nhân vật sáng giá nhất năm nay của Drupal chính là Earl Miles, biệt danh eaton. Anh tham gia vào hàng chục module quan trọng của Drupal, là nhân tố chính trong hai module Views và Panels. Sự đóng góp của Earl trong Views 2 đã làm module này trở thành một phần thiết yếu của Drupal.

Ở WordPress, chúng ta thấy gương mặt mới 24 tuổi, Matt Mullenweg. Chàng trai trẻ này đã giúp WordPress có một cộng đồng phát triển mạnh mẽ nhất trong thế giới nguồn mở. Với WordPress, chúng ta có thể xây dựng từ mộtcá nhân nhỏ đến cả Website của một tập đoàn.

Danh sách đầy đủ các nhân vật được bầu chọn (xếp theo thứ tự chữ cái):

  • CMS Made Simple: Ted Kulp
  • DBHcms: Kai-Sven Bunk
  • DotNetNuke: Shaun Walker
  • Drupal: Earl Miles
  • Exponent CMS: Adam Kessler
  • ExpressionEngine: Michael Boyink
  • ImpressCMS: Marc-Andre Lanciault
  • Joomla!: Johan Janssens
  • Mambo: Lynne Pope
  • MemHT-Portal: Miltenovik Manojlo
  • MiaCMS: Chad Auld
  • modx CMS: Jason Coward
  • mojoPortal: Joe Audette
  • PHP Fusion: Nick Jones
  • Plone: Martin Aspelli
  • Radiant: Sean Cribbs
  • SilverStripe: Sam Minnee
  • Tikiwiki: Marc Laporte
  • ToendaCMS: Jonathan Naumann
  • TYPO3: Dmitry Dulepov
  • Typolight: Leo Feyer
  • Umbraco: Doug Robar
  • WordPress: Matt Mullenweg
  • Xoops: Onokazu

Trong các ngày tới đây, Packtpub sẽ lần lượt công bố một loạt giải thưởng khác. TTCN sẽ có bài tóm tắt vào cuối tuần này.

10 hệ quản trị nội dung (CMS) tiềm năng

Tháng Mười Một 18, 2008

Hiện nay có khá nhiều hệ quản trị nội dung (CMS) và các nền tảng hỗ trợ xuất bản khác nhau về công nghệ sử dụng, cấu trúc tổ chức, khả năng thực thi và cả bản quyền sử dụng. Có lẽ bạn đã từng biết tới một số CMS nổi tiếng như Drupal, WordPress, Movable Type, Joomla! và Textpatter, nhưng nếu như muốn thử nghiệm một nền tảng CMS đơn giản hơn, hãy trải nghiệm với những đại diện thay thế xuất sắc sau.

1. ExpressionEngine

ExpressionEngine là một hệ quản trị nội dung đơn giản nhưng đầy sức mạnh. Được biết tới nhờ khả năng linh động và trực quan của hệ thống Template, ExpressionEngine cho phép các nhà phát triển dễ dàng chỉnh sửa hệ thống theo ý định. Với một bộ nhớ tạm bên trong, bạn có thể giảm tải đáng kể thời gian load máy chủ (rất hữu ích khi có lượng truy cập cao).

Xem thêm trang chủ và demo http://expressionengine.com/sales/try

2. Concrete5

Concrete5 là một CMS rất dễ sử dụng. Bạn có thể chỉnh sửa một trang web động bằng cách truy cập “edit mode”, nơi hiển thị tất cả các vùng và đối tượng trên trang web có thể chỉnh sửa được. Concrete5 có kênh quản lý mạnh mẽ với một hệ thống thống kê, nhờ vậy, bạn không cần phải cài đặt thêm plugin/extension hoặc sử dụng ứng dụng của nhà cung cấp thứ ba như Google Analytics để theo dõi traffic trang web của bạn.

Demo http://www.concrete5.org/

3. Radiant CMS

Radiant CMS tập trung vào phục vụ người dùng có nhu cầu vừa phải. Radiant CMS được thiết kế khá đơn giản và tao nhã. Không tập trung vào những tính năng phức tạp và loại bỏ những tính năng không cần thiết, Radiant CMS cung cấp một giao diện không phức tạp để tạo lập và chỉnh sửa nội dung website.

Demo http://radiantcms.org/demo/

4. CushyCMS

CushyCMS là một hệ quản trị nội dung có thể sử dụng ngay mà không yêu cầu bạn phải trải qua bất kì quá trình cài đặt nào. Nhờ đó, có thể giảm tải đáng kể chi phí duy trì và thời gian phát triển. Với CushyCMS, bạn có thể nhận diện được đâu là khu vực có thể chỉnh sửa, khiến CushyCMS mang đến cho những khách hàng không nắm chắc công nghệ của bạn chế độ lựa chọn an toàn. CushyCMS hiện đang được 10 ngàn website sử dụng và chiếm được cảm tình của người dùng bởi đây là một hệ quản trị nội dung không phức tạp và thân thiện khi sử dụng.

Demo http://www.cushycms.com/

5. Symphony

Symphony, một CMS do Overture xây dựng, thiết kế và phát triển, sử dụng công nghệ XSLT nhằm cung cấp cho các nhà phải triển khả năng linh động trong việc cá nhân hóa. Nếu như bạn chưa biết rõ về XSLT, có thể tham khảo hàng loạt những thủ thuật và các đoạn video quay lại các hoạt động trên màn hình destop do Overture cung cấp trên trung tâm nguồn dữ liệu. Tuy nhiên, Symphony không phải là một hệ quản trị nội dung dành cho những ai chưa tinh thông kĩ thuật.

Demo http://demo.symphony21.com/symphony/

6. MODx

MODx vừa là một hệ quản trị nội dung và một khung ứng dụng web ngôn ngữ PHP. MODx tập trung nhấn mạnh vào các chuẩn web, cho phép người dùng xây dựng các trang web tuân theo đúng chuẩn XHTML 1.1 một cách dễ dàng. MODx có một công cụ bên trong nhằm thiết kế menu điều hướng của website bằng CSS. Với người dùng ít kinh nghiệm hơn, MODx cung cấp trình cài đặt có giao diện đồ họa, vì vậy, bạn có thể đơn giản hóa quá trình cài đặt và sử dụng được ngay.

Demo  http://modxcms.com/

7. Plone CMS

Plone CMS là một hệ quản trị nội dung xây dựng trên nền ứng dụng web Zope. Plone CMS được hỗ trợ bởi cộng đồng các nhà phát triển đông đảo và tích cực. Bạn sẽ không cần phải lo lắng để tìm sự giúp đỡ khi gặp phải trắc trở. Plone còn cung cấp cho người dùng tài liệu mở rộng theo dạng wiki nhằm giúp bạn có thể tìm hiểu và tận dụng các tính năng cao cấp hơn.

Demo  http://plone.org/

8. Railfrog

Railfrod là một trong số các CMS đứng đầu dựa vào nền ứng dụng web Ruby On Rails (công nghệ đã dùng để xây dựng một số ứng dụng web nổi danh như Twitter và Basecamp). Để khởi đầu các dự án với Railfrod, bạn hãy tìm kiếm thông tin hướng dẫn trên trang hỗ trợ phát triển.

Demo  http://railfrog.com/

9. TYPO3 CMS

TYPO3 là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở dành cho các doanh nghiệp, cung cấp cho các công ty một giải pháp quản lý nội dung và mạng nội bộ. Trong khi đa phần các CMS khác hướng đến một công cụ đơn giản và cơ bản thì TYPO3 cung cấp cho người dùng những tính năng phức tạp và đầy sức mạnh nhằm giúp họ giải quyết được các nhiệm vụ phức tạp và TYPE 3 còn là một hệ thống tương thích với các ứng dụng khác.

Demo  http://typo3.com/

10. SilverStripe

SilverStripe là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở dựa vào ngôn ngữ. SilverStripe sử dụng mô hình MVC, mang đến cho các nhà phát triển một hệ thống khả mở tiềm năng và linh hoạt. Người dùng quan tâm có thể truy cập trang demo để xem chi tiết quá trình cài đặt cơ bản cũng như hệ thống quản trị như thế nào.

Demo  http://www.silverstripe.com/