Posts Tagged ‘debug’

Cài đặt Awstats xem thông tin Log Apache

Tháng Mười Một 21, 2008

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện việc setup Awstats.

1. Giới thiệu

Awstats là gì? Là một công cụ thống kê, xem thông tin Log rất hiệu quả. Hổ trợ log Web, Ftp, Mail..

Phạm vi bài này chỉ hướng dẫn các bạn setup Awstats với web log httpd apache.

2. Chuẩn bị và cài đặt

Phải có web server, ở đây các bạn có thể build một web server riêng chạy tách biệt với web server cần xem log, và bài này cũng hướng dẫn setup trên một web server khác. Vậy chúng ta có 02 web server: 01 chạy awstats, và 01 là web cần xem log.

Tại sao như vậy? Vì LM sử dụng awstats như là một tracking tool, vì thế khi web server chính có sự cố, thì mình vào web phụ này xem awstats.

Thư mục documentroot của web server chứa awstats ví dụ là: /home/websites/

OK, download awstats về, dạng tar.gz: http://prdownloads.sourceforge.net/a…ats-6.7.tar.gz

Xả nén:

Code:
tar zxvf awstats-6.7.tar.gz
mv awstats-6.7.tar.gz awstats
mv awstats /home/websites/

Tiếp:

Code:
cd /home/websites/awstats/tools
./awstats_configure.pl

Từng bước điền các thông số theo hướng dẫn của script, lưu ý là bạn điền thông tin về file cấu hình httpd.conf, thì file này là file câú hình của Web server cần xem log. và set domain cần xem log, bước này mình nhập đại cái gì cũng được, don’nt care , ví dụ là testvnlamp.com

OK, sau khi done, kiểm tra trong thư mục /etc/awstats, thấy có file awstats.testvnlamp.com.conf, đổi tên nó thành awstats.conf

Sau đó edit file đó awstats.conf

Dòng 51

LogFile thì bạn set về file cần xem ví dụ ở đây là:

Code:
LogFile="/var/log/httpd/access_log"

Tiếp dòng 203

HTML Code:
DirData="/var/lib/awstats"

Đây là thư mục chứa data, chắc là không có thư mục này, vì mình cài dạng source not RPM nên bắt buộc phải tạo manual.

mkdir /var/lib/awstats/

Vì chúng ta sẽ config chức năng Update thông tin data bằng Web nên owner của folder này phải là user chạy Web server chứa awstats.

Code:
chown -R daemon.daemon /var/lib/awstats/
chmod 0777 /var/lib/awstats/

Dòng 153:

SiteDomain=”<domain cần xem log>”

Default awstats sẽ để là /icons nên ta phải chỉnh là, line 222

Code:
DirIcons="/awstatsicons"

Để update từ web, ta set dòng 239:

Code:
AllowToUpdateStatsFromBrowser=1

OK, các tham số khác, bạn xem mô ta để hiểu thêm.

3. Cấu hình web server chứa awstats và web server cần xem log

NOTE: Server cần xem log, thì không cần chỉnh gì, tuy nhiên nó đã được modify, khi ta chạy script setup astats ở bước 02, nó backup cho mình luôn rồi. Thông số mà nó chỉnh lại là dạng log common sang combined.

Cấu hình webserver chứa awstats

Add thêm cấu hình dưới vào file config của web server.

Code:
Alias /awstatsclasses "/home/websites/awstats/wwwroot/classes/"
Alias /awstatscss "/home/websitesawstats/wwwroot/css/"
Alias /awstatsicons "/home/websites/awstats/wwwroot/icon/"
ScriptAlias /awstats/ "/home/websites/awstats/wwwroot/cgi-bin/"
#
# This is to permit URL access to scripts/files in AWStats directory.
#
<Directory "/home/websites/awstats/wwwroot">
Options None
AllowOverride All
Order allow,deny
Allow from all
</Directory>

OK, done, vậy bạn đã xong. Restart 02 web server trên và chạy URL của web server chứa awstats. Ví dụ http://aabbcc.com/awstats/awstats.pl

Để update nhìn cái link UPDATE NOW.

Xong!

NOTE:

Nếu bạn có nhiều domain thì làm thế nào để xem.

Copy file /etc/awstats/awstats.conf thành awstats.<domain>.conf

Ví dụ cần xem thêm test2vnlamp.com thì sửa tên là awstats.test2vnlamp.com.conf và edit các thông số như trên:
– thư mục chứa data awstats
– file log
– domain

URL chạy sẽ lả:

Trích:
http://aabbcc.com/awstats/awstats.pl?config=test2vnlamp.com

Thử chuyển sang dùng Eclipse PDT thay Zend Studio

Tháng Mười Một 13, 2008

Eclispe không phải là IDE tuyệt vời cho Java sau khi Netbeans trở lại quá quyến rũ với bản 4.1 ba bốn năm về trước. Với Java tôi chỉ dùng Netbeans. Nhưng dùng Eclipse PDT thay thế cho Zend Studio lại là một câu chuyện khác.

Các shortcut trong Eclipse:

  1. Xem danh sách: Ctrl+Shift+L. Giống như mở Firebug khi nó chưa bị disable. Có vẻ xem thông qua Windows -> Preferences -> General -> Keys
  2. Code completion: Gõ và Ctrl + Space. Tương tự như Zend Studio
  3. Xem cửa sổ Breakpoint: Alt+Shift+Q rồi B
  4. Run: Ctrl+F11
  5. Debug: F11. Với PDT thì chúng (3) chẳng khác gì nhau cả. Trừ khi set Breakpoint cho nó.
  6. Debug a PHP script: Alt+Shift+D rồi H. Không may là Alt+Shift+D rồi W chẳng chạy gì cả
  7. Dịch chuyển giữa các Perspective: Ctrl+Shift+F8.
  8. Nhảy đến một PHP API: Alt+Shift+G. Cái này thay thế cho tính năng Go To Declaration trong Zend Studio nhưng không tiện. Trong PDT, Go to Declaration được thay thế bằng Open Declaration trên context menu. Eclipse PDT cho phép hover chuột trên API để tìm ra location và description, tương tự như Zend Studio. Xem 17.
  9. Nhảy đến file bất kì: Ctrl+Shift+R rồi gõ tên file với sự hỗ trợ Live Suggestion, Wildcard. Kết quả tìm kiếm có vẻ như được cache lại cho lần search sau đó.
  10. Nhảy đến 1 lớp: Ctrl+Shift+T chăng. Không. PDT không phải là JDT. Xem 17.
  11. Nhảy đến một dòng cụ thể: Ctrl+L. Giống như Ctrl+G trong Zend Studio
  12. PHP Search: Ctrl+H để search theo tiêu chí class, constant, function hay General search với Ctrl+F
  13. Chuyển xuống dòng mã chỉnh sửa lần gần nhất: Ctrl+Q
  14. Xem mã nguồn của một lớp được import/include vào: Hover chuột lên tên lớp và giữ Ctrl
  15. Nhảy đến lớp mẹ từ lớp con: Ctrl + T. PDT không hỗ trợ
  16. Chuyển giữa các editor tab đang mở: Ctrl + E (hiện danh sách) và Ctrl + (giữ) F6 liên tục sẽ cho phép chuyển đến từng tab. Cũng có thể dùng Ctrl + Shift + Tab/Ctrl + Tab để chuyển focus lên điều khiển tab hiện thời rồi dùng <--> để chuyển giữa các file. Nếu là di chuyển 1 chiều thì Ctrl + Pgup hoặc Ctrl + Pgdown
  17. Xem declaration của một lớp: đặt chỏ chuột trên tên lớp extends hoặc lời gọi constructor rồi ấn F3 hoặc cũng có thể giữ Ctrl rồi hover chuột trên tên lớp đó cho đến khi hiện hyperlink rồi click. Áp dụng tương tự như với method hay functions.
  18. Format code theo từng dòng: Ctrl + I
  19. Di chuyển đến các tính năng của Eclipse 3.3: Ctrl + 3. Đây là bổ sung mới nhất của họ Eclipse 3.3. Nó sẽ hiện cho bạn một bảng các tính năng để bạn mở nó. Tính năng có tên là Quick Access.
  20. Joom in and joom out: bình thường là Ctrl + =Ctrl + – nhưng nó ko chạy trong PDT
  21. Biến chuỗi thành viết thường: Ctrl + Shift + I, tiện khi khai báo language key
  22. Biến chuỗi thành viết hoa: Ctrl + Shift + X. Tiện khi khai báo constant
  23. Đánh dấu 1 dòng để gán breakpoint: Ctrl + Shift + B