Archive for Tháng Hai 2007

Sử dụng thẻ ATM để rút tiền từ e-Gold

Tháng Hai 6, 2007

Sử dụng thẻ ATM để rút tiền từ e-Gold

Tin mới cập nhập

Theo một số ý kiến trên Diễn đàn thì trang bluebanking.com  có khả năng đã trở thành SCAM, như vậy bài viết dưới đây bạn chỉ nên dùng làm tài liệu tham khảo để đang ký sủ dụng dich vụ của những trang khác!

Giới thiệu

Hiện nay ở nhiều trang bạn có thể đăng ký để nhận thẻ ATM, và dùng thẻ ATM đó để rút tiền từ tài khoản ngân hàng trực tuyến e-Gold.

Dưới đây tôi giới thiệu cách đăng ký và sử dụng thẻ ở trang: bluebanking.com

Sau khi truy cập vào trang: www.bluebanking.com bạn click vào Sign up, khi đó sẽ mở ra cho bạn Form để bạn điền thông tin đang ký:

  1. Number Of Cards: Bạn ghi số lượng thẻ bạn muốn nhận, mỗi người có thể đăng ký nhiều thẻ
  2. First Name: Phần thứ nhất của Họ Tên
  3. Last Name: Phần thứ 2 của Họ TênGiải thích: Ở các nước Phương Tây, người ta viết Tên trước và Họ sau, đối với họ thì: First Name là Tên, còn Last Name là Họ. Nhưng ở Việt Nam thì chúng ta luôn viết Họ trước và Tên sau. Bạn điền như thế nào thì tùy bạn quyết đinh.
  4. Billing Address: Địa chỉ nhà bạn
  5. City: Thành Phố
  6. State* (US only): Bang (chỉ ghi nếu bạn sống ở Mỹ)
  7. Province: Tỉnh
  8. Zip: số hiệu Bưu điên. (Chú ý: Số hiệu Bưu điện thì thưc ra chỉ quan trọng với các nước Phương Tây, chứ hiện nay thì ở Việt Nam không quan trọng lắm, ví khi chúng ta gửi thư hoạc nhận thư mà trên phong bì thư không có số hiệu bưu điện thì thư vân được chuyển đến nơi. Bạn có thể điền các thông số như sau: 70000 (đối với các bạn ở miền Nam) , 20000 (đối với các bạn ở miền Bắc)
  9. Country: Việt Nam
  10. E-mail: địa chỉ email của bạn
  11. Phone #: Số điện thoại (VD: +844 xxxxxxx)
    • 084: mã số điện thoại về Việt Nam
    • 04: mã số về Hà Nội
    • xxxxxxx: số điện thoai của bạn, gồm 7 số
    • tổng cộng bạn phải ghi là: +844xxxxxxx (chú ý là ghi +  ở đầu thay cho những số 0 ở mã số hướng về Việt nam và thành phố)

Sau khi điền xong các thông tin bạn Click vào Submit

Khi đó bạn sẽ hiện ra trang để bạn có thể nộp tiền cước phí bưu điện để được nhận thẻ (Bạn chỉ có thể thanh toán số tiền 10$ cho họ bằng tài khoản e-gold). Bạn sẽ nhận được một tấm thẻ như thế này:

 

Chú ý: Họ phát thẻ cho bạn miễn phí, nhưng bạn phải chịu cước phí bưu điện 10$ để họ gửi thẻ đến nhà cho bạn (Bạn thanh toán tiền cho họ bằng tài khoản e-gold). Sau khi bạn nộp tiền thì trong vòng 15-30 ngày bạn sẽ nhận được thẻ.

Lệ phí (Fees):

  • ATM Withdrawal (Worldwide): Rút tiền từ máy ATM trên toàn thế giới lệ phí là 3,25$
  • POS (Point Of Sale) Worldwide: Mua hàng tại các cửa hàng có áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ, trên toàn thế giới, lệ phí là: 3.00 $
  • Card to Card Transfer (sender): Chuyển tiền từ thể này sang thẻ khác, lệ phí đối với người gửi là: 5.00 $
  • Batch loads (receiver): Nhận tiền vào thẻ, lệ phí là: 5.00 $
  • Activate/Deactivate: Kích hoạt/hủy kích hoat, lệ phí là: 5$
  • Nạp tiền từ e-Gold vào thẻ:
    • Trong vòng 1h (E-gold loaded within 1 hr), lệ phí là: 5$ + 4% số tiền gửi
    • Trong vòng 24h (E-gold loaded within 24 hrs), lệ phí là: 5$ + 3% số tiền gửi
  • Nạp tiền vào thẻ bằng Chuyển khoản – International Bank Transfer (wire, swift) Time 48H – 96H: lệ phí là 5$ + 3% số tiền chuyển

Tóm lại điều mà chúng ta quan tâm nhất là:

  • Nạp tiền từ e-Gold vào thẻ:
    • Trong vòng 1h (E-gold loaded within 1 hr), lệ phí là: 5$ + 4% số tiền gửi
    • Trong vòng 24h (E-gold loaded within 24 hrs), lệ phí là: 5$ + 3% số tiền gửi
  • ATM Withdrawal (Worldwide): Rút tiền từ máy ATM lệ phí là 3,25$
  • Bạn có thể rút tiền ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng máy rút tiền ATM mà trên máy có gắn logo: Maestro, Cirrus hoặc Interac (No need to use foreign exchange, you can simply withdraw local currency from an ATM in the local country. The card can also be used at merchants where you see the Maestro, Cirrus or Interac logos.)

Chuyển tiền từ tài khoản e-Gold vào thẻ

Bạn truy cập vào trang: www.bluebanking.com

Click vào Loading, khi đó sẽ hiện ra trang để bạn điền thông tin:

  • Amount: bạn điền số tiền cần chuyển
  • Card Number: Điền số thẻ ATM của bạn
  • Chọn hình thức chuyển nhanh hay chậm:
    • 1 hour loading – $5 + 4% fee: thời gian trong vòng 1h
    • 24 hours loading – $5 + 3% fee: thòi gian trong vòng 24 h
  • email: điền địa chỉ email của bạn

Sau khi điền xong, bạn click vào: “Load Now”

Sau đó bạn sẽ được chuyển đến trang của e-Gold để bạn điền số tài khoản e-gold và mật khẩu.

Làm thẻ ATM giả, một băng tội phạm bị bắt

Tháng Hai 6, 2007
Làm thẻ ATM giả, một băng tội phạm bị bắt – 28/12/2005 9h:46

Điều tra viên cao cấp, trung tá Phạm Bá Hùng thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Mạnh Linh – Ảnh: H.K.

Hôm qua, 27-12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp một số đối tượng liên quan đến vụ án trộm cắp tiền từ thẻ ATM do Nguyễn Anh Tuấn cầm đầu.

Tại Hà Nội, công an đã bắt Đào Khánh Hiệp (trú tại đường Láng, Hà Nội), Trịnh Hồ Lam (trú tại Hà Đông, Hà Tây) và Nguyễn Minh Công (trú tại khu tập thể Trung Tự, Hà Nội).

Tại TP.HCM, công an cũng bắt Nguyễn Mạnh Linh (ngụ tại P.13, Q.10). Các đối tượng này đã cấu kết với nhau làm thẻ ATM giả để rút khoảng 950 triệu đồng từ các ngân hàng.

Trước đó, cơ quan công an đã bắt giữ Nguyễn Anh Tuấn về hành vi làm giả thẻ tín dụng. Nguyễn Anh Tuấn (sinh 1986) vốn là sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM. Từ 7-2005, Tuấn bỏ học ra Hà Nội làm việc tại Công ty cổ phần giải trí R.C chuyên kinh doanh các trò chơi giải trí và tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Nguyễn Anh Tuấn hiện đang là chủ tịch HĐQT Công ty RC.

Từ tháng 4-2005, khi còn ở TP.HCM Tuấn đã tổ chức nhiều vụ làm giả thẻ để rút tiền. Cũng trong thời gian này, Tuấn trọ tại nhà Nguyễn Mạnh Linh ở P.13, Q.10. Linh có một máy in thẻ nên Tuấn và Linh đã tìm các thông tin về thẻ, rồi in thẻ rút tiền. Qua lời khai cho thấy từ tháng 4 đến 6-2005 Tuấn và Linh rút được 200 triệu đồng của VCB.

Có tiền, Tuấn bỏ TP.HCM ra Hà Nội chơi và tiếp tục thực hiện các phi vụ “làm ăn”. Tại Hà Nội, Tuấn gặp Trịnh Hồ Lam và Đào Khánh Hiệp. Tuấn kết hợp với hai đối tượng này để làm thẻ giả và rút được khoảng 7 triệu đồng. 

Tháng 9-2005, Tuấn trở lại TP.HCM, dùng máy của Linh in thẻ tiếp tục rút được 45 triệu đồng gửi tài khoản Ngân hàng Nông nghiệp TP.HCM. Qua giới thiệu của Linh, Tuấn quay ra Hà Nội mua được của một người tên Thanh một máy in và 10 thẻ trắng với giá 1.200 USD. Có máy, Tuấn tự làm thẻ, rút tiền ở các khu vực Bờ Hồ, Giảng Võ với số lượng hàng trăm triệu đồng.

Từ tháng 10-2005, Tuấn làm quen với Nguyễn Minh Công ở Hà Nội, thỏa thuận mua thẻ và Tuấn sẽ in thẻ, rút tiền, chia đôi. Trong khoảng hai tháng Công đã bán cho Tuấn 500 thẻ trắng. Theo lời khai của Tuấn tại cơ quan công an, Tuấn không nhớ đã rút tiền bao nhiêu lần, các thẻ giả đều là VisaCard, MasterCard và Amex; nạn nhân của Tuấn và đồng bọn chủ yếu là công dân nước ngoài.

Làm thẻ giả như thế nào?

Đây là lần thứ hai phát hiện tình trạng gian lận bằng thẻ tín dụng quốc tế ở VN. Vietcombank (VCB) cho biết các thẻ bị làm giả vừa phát hiện là do ngân hàng (NH) ở Mỹ phát hành, vì vậy các NH trong nước không bị tổn thất.

Theo VCB, thủ đoạn làm thẻ giả được thực hiện như sau: kẻ gian đã  mua thẻ nhựa trắng và máy ghi thẻ thông qua mạng, sau đó dùng nhiều thủ đoạn đánh cắp thông tin thẻ và mật mã giao dịch (MMGD) của chủ thẻ, làm thẻ giả và rút tiền.

Các thủ đoạn đó là: dùng phần mềm lập các trang web giả của các công ty bán hàng qua mạng, kể cả của NH để lừa chủ thẻ điền vào đó các thông tin thẻ; cao tay hơn là giả nhà cung cấp gửi thông tin qua mạng lừa chủ thẻ dưới chiêu “yêu cầu chủ thẻ cung cấp các thông tin thẻ nhằm phục vụ nâng cấp hệ thống”;

Cũng có nhiều trường hợp kẻ gian móc nối với các nơi đặt máy xài thẻ để cài vào thiết bị nhằm sao chép dữ liệu khi khách hàng xài thẻ trên máy… VCB cho biết nếu có đủ MMGD, dù là thẻ giả thì hệ thống giao dịch của NH cũng không thể phát hiện được.

Ông Đỗ Đức Cường – phụ trách hệ thống thẻ VNBC – cho biết kẻ gian còn có thể lấy “trộm” thông tin ở ngay nhà của chủ thẻ. Với thẻ tín dụng thì thường các thông tin về thẻ (gồm cả MMGD) được chuyển đến chủ thẻ qua bưu điện. Kẻ gian đã lục thùng thư để lấy trộm trước khi các thông tin này đến được tay chủ thẻ.

Khác với thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM nội địa được NH phát hành thẻ cấp luôn MMGD và giao cho khách hàng, nhất là thẻ này chưa thể giao dịch qua mạng nên khó bị đánh cắp thông tin làm thẻ giả để rút tiền.

Cũng theo ông Cường, thẻ chỉ là phương tiện để giao dịch, có MMGD mới rút được tiền. Do vậy, nếu chủ thẻ quản lý chặt MMGD thì dù có làm giả thẻ cũng khó rút được tiền.

Tâm sự của một tội phạm công nghệ cao quốc tế

Tháng Hai 6, 2007

Tâm sự của một tội phạm công nghệ cao quốc tế

Một sinh viên công nghệ thông tin (IT), một hắc khách hay còn gọi là hacker mũ đen, một tội phạm ăn cắp và làm giả thẻ tín dụng, vừa có bài viết tâm sự về con đường lầm lạc của chính mình trên diễn đàn của Mạng Giáo dục –Edunet.

Ma lực cám dỗ

Bài học đầu tiên của tôi khi bắt đầu nghiên cứu bảo mật là lời khuyên của một đàn anh “Không bao giờ được nhúng tay vào chàm, quyền lực điều khiển thông tin là một ma lực. Nếu anh trong sạch ma lực sẽ không phát tán, còn nếu anh nhúng tay vào chàm, ma lực sẽ đưa anh đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác”.

Hàng đêm, lời khuyên này cứ quay về cùng với sự tù túng và khổ sở nơi bị giam giữ làm tôi rơi nước mắt. Rất nhiều người tốt cho tôi những lời khuyên xương máu. Tôi đã bỏ qua vì một giây phút để ma lực của đồng tiền bất chính lôi kéo. Hy vọng câu chuyện của tôi sẽ một lần nữa thức tỉnh các bạn. Hãy lấy bài học của tôi làm gương vì tôi đang phải trả giá quá đắt!

Cuộc đời nâng niu – tôi từ chối

Tôi sinh ra và lớn lên tại một tỉnh miền trung, năm cấp III là học sinh giỏi nằm trong đội tuyển thi quốc gia của trường PTTH năng khiếu của tỉnh. Tôi là một thư sinh và tính tình có phần nhút nhát. Với khả năng học của mình, tôi dễ dàng thi vào khoa IT danh giá của trường ĐHBK TP.Hồ Chí Minh. Kể từ đây, cuộc sống xa nhà khiến tôi bắt đầu tự lập mọi việc và đồng tiền trở nên rất quan trọng. Không nhiều tiền, tôi bắt đầu tìm vui từ internet.

Ngay lập tức tôi trở nên say mê máy tính và mạng internet. Tôi bị mê hoặc bởi thế giới hacker – những con người tự do và đầy quyền lực. Nhanh chóng hòa nhập được vào thế giới ngầm hacker Việt Nam, làm quen được với những người bạn cũng sở thích nghiên cứu như mình, tôi thu thập được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Đến một lần, khi tôi được một người bạn gởi cho thông tin của một chiếc thẻ tín dụng và hướng dẫn tường tận cách thức mua đồ trên mạng, ngay lập tức tôi bị cuốn hút vào thế giới của những kẻ shipping (mua hàng bằng thẻ tín dụng của người khác).

Món hàng đầu tiên tôi mua được là một chiếc laptop mới tinh. Mê mẩn với thành quả đầu tiên của mình, đêm hôm đó tôi không thể nào ngủ được. Những suy nghĩ về chuyện thần kỳ vừa rồi và những ý định làm giàu tiếp theo cứ thay nhau xuất hiện trong đầu. Gần sáng, tôi thiếp đi với một nụ cười thoả mãn trên môi, tay vẫn không rời chiếc laptop.

Sáng hôm đó tôi không đến trường nữa. Những ngày sau cũng vậy! Tôi ngồi lỳ bên chiếc laptop của mình, để nghiên cứu về công nghệ ship hàng của thế giới ngầm: Làm sao để lấy được các thông tin thẻ tín dụng của người khác, những hệ thống mua hàng trực tuyến cho chuyển hàng về Việt Nam, nghiên cứu cách sử dụng thẻ tín dụng sao cho hiệu quả, nghiên cứu thương thuyết với nơi mua hàng.

Hai mươi giờ một ngày, 30 ngày một tháng, ngay trên giường ngủ của mình, tôi hoàn toàn thấu đáo các thủ thuật trong việc mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Tuần lễ sau đó, những món hàng rất giá trị liên tục được gửi về Việt Nam như laptop, ĐTDĐ, iPod, v.v… Không dùng hết và thừa thãi, tôi bán cho người khác.

Mắt tôi hoa lên khi nhận những xấp tiền từ tay người mua. Nhưng dường như vẫn chưa đủ, tôi cần nhiều tiền hơn để thoát khỏi cái kiếp nghèo hèn và tủi thân của một thằng sinh viên tỉnh lẻ. Tôi lại suy nghĩ, lại tìm tòi, tìm cách dấn sâu thêm cuộc đời mình vào chàm mà không nhận ra, đồng tiền thật đáng sợ !

Sinh viên Việt Nam tham gia đường dây tội phạm công nghệ cao quốc tế

Dạo đó, trong thế giới ngầm của hacker Việt Nam có đồn đại về một cách thức kiếm tiền nhiều hơn cả shipping. Đó là cách làm CASHOUT (rút tiền từ máy ATM). Nhưng muốn làm được việc đó, phải có quan hệ móc nối với tổ chức tội phạm quốc tế ở các nước như Mỹ, Úc, Anh… Tin đồn râm ran về một hacker Việt Nam mỗi tháng kiếm được tiền tỷ bằng cách này đến tai tôi. Như thiêu thân, tôi tiếp tục lao vào tìm hiểu.

Chỉ một thời gian ngắn ngưu tầm ngưu mã tầm mã, tôi tìm hiểu được cách thức làm CASHOUT và móc nối được với tổ chức tội phạm chuyên nghiệp làm giả thẻ ATM để rút tiền ở Châu Âu. Tôi tham gia một mắt xích của đường dây với vai trò cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho tổ chức ở nước ngoài. Những cá nhân ở nước ngoài sẽ dùng thông tin này chế tạo ra những chiếc thẻ ATM giả để đi rút tiền ở các điểm ATM.

Được 30% số tiền rút được, phi vụ đầu tiên tôi được chia 2.000 USD cho tuần lễ đầu tiên. Cầm tiền được chuyển về qua dịch vụ Western Union, tôi gần như không thở được! Không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ là tỷ phú ngay khi còn là một sinh viên!

Tháng đó, tôi kiếm được gần 200 triệu đồng. Tôi mua xe SH, hai chiếc điện thoại di động xịn nhất, quần áo hàng hiệu,… những thứ này chỉ làm tôi thay đổi bề ngoài nhưng trong đầu tôi nhận thức thay đổi quá nhiều. Mọi thứ nhỏ bé lại và dễ dàng hơn khi ta có nhiều tiền! Tôi đang có nhiều tiền và muốn kiếm thêm rất nhiều tiền. Tôi phải có nhiều hơn như thế nữa !

Sau một thời gian làm ăn với đường dây CASHOUT quốc tế, mâu thuẫn xuất hiện. Việc chia tiền nhiều khi không đúng thoả thuận, nhiều vụ không thanh toán. Mâu thuẫn nhỏ thành lớn. Tôi rút khỏi đường dây này.

Công nghệ sản xuất thẻ ATM

Khi rút khỏi đường dây CASHOUT quốc tế, nguồn tài chính hàng tháng không còn nhưng mức độ tiêu tiền của tôi không hề giảm. Tôi phải tiếp tục. Tôi tự tìm hiểu công đoạn còn lại của đường dây – dập thẻ ATM và tự đi rút tiền !

Thông qua một số diễn đàn hacker trên thế giới, tôi biết được có một loại máy tạo thẻ ATM có tên ABSR. Chiếc máy này thực chất dùng để backup một chiếc thẻ ATM, phòng khi bị mất thẻ chính hay muốn dùng chung thẻ trong một gia đình ! Tội phạm quốc tế sử dụng loại máy này để tạo ra thẻ rút tiền!

Chỉ với vài thủ thuật Google nhỏ, tôi tìm ra website rao bán chiếc máy đó trên Internet, shipping về Việt Nam. Một tuần sau, hàng được chuyển về đến TP. Hồ Chí Minh. Khi đến hải quan nhận hàng tôi hơi run vì sợ bị phát hiện loại máy đặc chủng này. Rất may, tôi chỉ phải làm thủ tục đóng thuế và mang chiếc máy về phòng trọ.

Hai ngày sau, chiếc thẻ ATM đầu tiên được ra đời tại phòng trọ của tôi. Câu hỏi lớn nhất lúc đó là liệu chiếc thẻ này có làm việc được không. Tôi phóng xe ra đường, vào một điểm ATM của V_bank. Sau khi nhập password tôi rút được khoản tiền tương đương 200 USD, và không rút thêm được nữa. Hôm sau mới biết là ở Việt Nam, thẻ ATM giao dịch quốc tế chỉ rút tối đa 200 USD trong một ngày.

Muốn kiếm được số tiền nhiều hơn, tôi tạo ra nhiều thẻ và sử dụng chúng trong cùng một ngày. Số tiền kiếm được mỗi ngày bây giờ bằng một chuyến ăn hàng của giai đoạn trước – vài ngàn USD ! Điều làm tôi thấy thoả mãn nhất là, từ nay, tôi nắm trọn công nghệ sản xuất thẻ ATM giả trong tay – một quyền lực mạnh chưa từng có. Làm ra bao nhiêu tiền một ngày giờ đây do tôi quyết định. Tôi đã trở thành tội phạm quốc tế.

Đại gia tuổi 19

Công việc mỗi ngày là sản xuất trên dưới 10 chiếc thẻ, ngày ngủ nướng, đêm tôi đi rút tiền ở các máy ATM. Sau một tháng số tiền tôi có được là vài trăm triệu. Tiền nhiều, nên cần được tiêu nhiều! Những gì tôi thích, hay chưa có, tôi đều mua cho mình và chỉ mua những loại tốt nhất. Chẳng mấy chốc đại gia tuổi 19 được mọi người xung quanh biết đến và nể phục vì cách tiêu tiền và ăn chơi.

Hết năm thứ nhất, tôi bắt đầu chán việc học hành, việc học thật vô nghĩa so với số tiền mình kiếm được hàng tháng. Tôi quyết định bỏ học và theo đuổi những gì mà mình thích. Trong một lần đi chơi ở Hà Nội, tôi cảm thấy thích nên quyết định ra Hà Nội sống và tiếp tục thực hiện công việc làm giả ATM tại địa bàn Hà Nội.

Thời gian này tôi cũng góp vốn vào một công ty ở Hà Nội để trở thành đại cổ đông của công ty này. Tạo dựng cho mình một vỏ bọc hoàn hảo, tiền nhiều, xe đẹp, cổ đông lớn của một công ty giúp tôi tạo dựng hình ảnh tốt với những người xung quanh mình. Và hàng ngày từ ngôi nhà thuê, công việc làm giả thẻ ATM vẫn âm thầm thực hiện. Tôi không thể dứt khỏi ma lực của đồng tiền …

Ở Việt Nam lúc này xuất hiện thêm rất nhiều casher – những người tay nhúng chàm như tôi, việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm với những “chuyên gia” spamer, casher người Việt hora_, tuanpham_, blackcash_, tntr_, gonewiththe_, seam_, secretma_,tieukhucb_, tayninhb_,… khiến cho việc làm chúng tôi ngày càng chuyên nghiệp. Quá trình hợp tác cũng giúp chúng tôi khai thác triệt để những thông tin thẻ tín dụng hơn. Do có một số người ở quốc gia khác. Điều này giúp cho danh sách ngân hàng có thể rút tiền ra được ngày càng nhiều hơn. Các chiến hữu từ Nhật, Đức, Mỹ, v.v…, khiến công việc tiến triển mạnh mẽ và nhịp nhàng hơn trước nhiều.

Từ quan hệ sẵn có và nguồn hàng còn dư lại khi không CASHOUT được, tôi bắt đầu phát triển thêm hoạt động của mình, dùng những thông tin đó để enroll (thiết lập online banking) của thẻ tín dụng đó và gửi đến các drop (những account ngân hàng nhận tiền và rút ra). Ngoài ra, tôi còn hợp tác với một số người bạn để đặt hàng và sử dụng giftcard (dạng thẻ tín dụng dùng làm quà tặng rất phổ biến ở nước ngoài).

Tôi kiếm thêm khá nhiều tiền từ đây và bắt đầu tham gia một số forum tín dụng chùa (thetindung, vietexpert) của người Việt để kiếm thêm nguồn hàng. Rất bất ngờ khi tôi được các bạn ở đây ủng hộ và hợp tác khá nhiều. Cuộc sống 3
như ở thiên đàng. Chúng tôi – những người Việt trẻ hoàn toàn chìm ngập trong mặt tối của đồng tiền mà cách đây ít lâu chúng tôi chỉ mới vừa chạm vào.

Tâm lý tội phạm

Số tiền rút từ hệ thống ATM của V_bank ngày càng nhiều. Nó không phải là con số hàng trăm triệu nữa mà là con số tiền tỷ. Có quá nhiều tiền, tôi phải lập rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Và do sở hữu số lượng tiền quá lớn, cộng với những hành động phạm tội của mình, trong lòng tôi bắt đầu cảm thấy lo ngại về một ngày sẽ bị các cơ quan công an phát hiện!

Trong thời gian đó, một số chiến hữu của tôi bị bắt vì tội ship hàng từ nước ngoài về. Và còn có một số thông tin nói rằng cơ quan công an đang lập chuyên án để bắt các đối tượng làm giả ATM ở Việt Nam. Ngay lập tức tôi bắt đầu tìm cách xóa dấu vết và làm chặt chẽ hơn. Thay vì dùng thẻ trắng để in card, tôi thay bằng thẻ màu xanh cho giống với thẻ ATM của V_bank. Sợ khi thẻ bị kẹt trong máy sẽ để lại dấu vân tay, tôi dùng găng tay hoặc kẹp thẻ giữa hai ngón tay khi cho vào máy. Các máy được tôi chọn rút tiền thường vắng vẻ và được tôi quan sát rất kỹ.

Toàn bộ số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng được rút ra nhằm tránh tình trạng tài khoản bị phong tỏa. Khi dò hỏi xem tình hình các cơ quan điều tra đang nắm được các thông tin gì, mỗi người nói một kiểu càng làm tôi lo sợ hơn về kết cục của mình. Hàng ngày phải sống trong nỗi sợ hãi là một cực hình. Sợ có ai biết, sợ có ai theo dõi những hành động của mình, sợ bị bắt. Tôi quyết định dùng tiền kiếm được để chạy tội.

Kẻ cắp gặp bà già và hắc khách gặp kẻ trộm

Trong khi tìm cách quan hệ với các cơ quan chức năng, tôi để lộ thông tin về những hành động của mình với bà hàng xóm ở cạnh công ty mà tôi có cổ phần. Lúc đó tôi có nhu cầu chia sẻ và đang rất căng thẳng. Bà hàng xóm tỏ ra rất quen biết với các cơ quan điều tra. Bà ta khẳng định có thể giúp tôi dò hỏi xem có hồ sơ trong các cơ quan chức năng hay chưa.

Vài ngày căng thẳng trôi qua, bà hàng xóm nói với tôi là có quen rất thân với một người ở trong Tổng cục Cảnh sát và là người đang nắm giữ hồ sơ của tôi trong tay. Như người chết đuối vớ được cọc, ngay lập tức tôi xin tạo quan hệ nhằm giúp chạy tội.

Trong thời gian chờ đợi kết quả bỗng nhiên một ngày số tiền 600 triệu đồng tôi mới rút từ ngân hàng về cất tại nhà bị biến mất. Vừa mất tiền vừa lo sợ, tôi không dám báo công an mà lại tiếp tục nhờ bà hàng xóm mong được sự giúp đỡ tìm ra kẻ cắp.

Hai ngày sau, một cuộc gặp gỡ được giữa tôi và một người tự xưng là cán bộ công an trong Tổng cục Cảnh sát. Người này khẳng định với tôi là đã có hồ sơ, nhưng chưa trình lên lãnh đạo để ra lệnh bắt, nên vẫn có thể hủy bỏ hồ sơ được ! Người này ra một cái giá 7000 USD cho việc hủy hồ sơ và hẹn hai ngày sau lên cơ quan của mình để làm việc. Do bị nắm thóp nên tôi chỉ còn biết gật đầu đồng ý.

Nhưng sau khi về nhà trấn tĩnh tôi suy nghĩ lại buổi nói chuyện và thấy rất nhiều thông tin mâu thuẫn. Sinh nghi là mình bị lừa để lấy tiền, những hôm sau, tôi tránh gặp bà hàng xóm cũng như không liên lạc với người tự xưng là công an kia nữa. Bà hàng xóm bỗng trở nên hết sức lo lắng và thúc giục. Càng bị thúc ép tôi lại càng có cơ sở để nghi ngờ đây là một vụ sắp đặt giữa bà hàng xóm và người kia để moi tiền từ mình.

Tôi quyết định đi một nước cờ cao, nói với bà hàng xóm là đang nhờ cậy chỗ khác và nói buổi gặp hôm trước bị ghi âm hết lại. Nếu bên kia làm hồ sơ tôi sẽ tung cuốn băng ghi âm ra ngoài. Nước cờ này có hiệu quả ngay lập tức, bà hàng xóm không bám riết nữa, mọi việc trở lại ổn định và tâm lý tôi bắt đầu vững vàng hơn.

Vào một buổi chiều tối tôi vui vẻ ghé qua công ty mà mình có cổ phần, xem tình hình làm ăn thế nào. Đang ngồi nói chuyện vui vẻ thì công an phường ập vào kiểm tra tạm trú tạm vắng ở công ty, mặc dù lúc đó mới chỉ là 7h00 tối. Những người có mặt ở công ty đều không bị ảnh hưởng gì. Riêng chỉ mình tôi được mời lên công an phường tra hỏi. Tôi bị nhốt và tra hỏi ở công an phường hai ngày hai đêm. Ở đây tôi được biết người tố giác tôi chính là bà hàng xóm, bà ta cũng đi nước cờ của mình!

Luật nhân quả

Công an phường không điều tra được gì từ tôi, ngoại trừ vài cú đánh đau điếng người. Tôi không khai gì hết và bị chuyển lên công an quận. Tại đây, nhiều ngày tôi vẫn không thừa nhận bất cứ điều gì, đơn giản chỉ vì trình độ tin học của người hỏi cung rất kém, đôi khi tôi phải giải thích cho họ một số thuật ngữ.

Sáng buổi hỏi cung thứ tư, các điều tra viên nói với tôi, nếu không khai, sẽ thông báo sự việc này về gia đình. Đây là đòn quyết định. Mệt mỏi và sợ liên lụy đến gia đình, tôi bắt đầu khai và thừa nhận những hành động của mình. Mức độ phức tạp của chuyên án đã lộ rõ ra. Tôi được chuyển lên C15 thuộc Tổng cục Cảnh sát mở rộng điều tra.

Lực lượng cảnh sát mạng

Tôi rất ngạc nhiên và khâm phục khi làm việc với các cán bộ điều tra C15. Họ am hiểu tin học, tâm lý và rất nhẹ nhàng. Tôi có cảm giác trút bỏ được mọi thứ khi làm việc với các anh. Tôi kể hết mọi thứ – như một sự trút bỏ. Qua quá trình làm việc với các anh, tôi mới hiểu rằng, với các cơ quan điều tra chuyên trách, việc tôi làm không sớm thì muộn cũng sẽ phơi bày ra ánh sáng. Lúc đó, tôi chỉ ước gì tôi bị bắt sớm hơn, và bị bắt bởi chính những con người đang làm việc rất nghiêm túc và công minh này.

Phần còn lại của câu chuyện chắc các bạn cũng đã biết qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tôi và một số người khác bị bắt, tất cả chúng tôi đều rất am hiểu lĩnh vực IT, rất trẻ, và mức độ liều lĩnh cao, mua sắm cho bản thân mình đầy đủ, từ ôtô, xe máy, điện thoại, vi tính, và ném tiền như rác vào những cuộc chơi phung phí.

Hãy dũng cảm và thành thật

Tôi biết rằng mình chỉ là một trong những đường dây làm giả thẻ ATM tại Việt Nam. Còn rất nhiều đường dây khác, quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn rất nhiều lần vẫn chưa lộ diện. Rất nhiều và rất nhiều bạn trẻ như tôi bị lôi kéo vào cuộc chơi huỷ diệt này.

Tôi mong các bạn hãy dũng cảm bước ra ánh sáng, thành thật và có thiện chí bù đắp cho những lỗi lầm đã gây nên. Cơ quan điều tra có đầy đủ tầm nhìn và sự rộng lượng theo đúng tinh thần luật pháp Việt Nam. Các bạn không thể né tránh hay phủ nhận những gì các bạn đã làm mãi được. Càng không thể qua mặt được cơ quan chuyên trách, những người có trình độ và đủ hồ sơ giấy tờ về các bạn. Giờ đây tôi biết mình sẽ phải trả giá, tôi ân hận thì đã quá muộn. Vì tôi đã bất tuân một quy luật đơn giản của cuộc sống, luật nhân quả!

Cuộc sống là vậy. Làm một việc tốt bạn sẽ được đền đáp. Ngược lại, nếu làm một việc xấu, hay lấy đi dù chỉ một xu của ai đó, bạn sẽ phải trả lại với một cái giá rất đắt. Mong rằng tôi có cơ hội để sử dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình để phục vụ xã hội, tự làm ra những đồng tiền trong sạch và có ý nghĩa”.

Hacker và ranh giới đen trắng mỏng manhHacker thời 1950-1960 là lập trình viên hợp pháp luôn khai thác lỗi để cải thiện hệ thống máy tính ì ạch và họ được gọi là “hồng khách”. Giờ đây bản chất của danh từ này thay đổi rất nhiều. Người ta gọi những kẻ lợi dụng lỗ hổng bảo mật để ăn cắp thông tin và thực hiện ý đồ xấu xa khác là “hắc khách”.Nhằm bảo vệ và đi theo đường hướng của các lập trình viên tài năng và trong sáng của thời kỳ đầu của lịch sử hacker, một số hồng khách thành lập “Hội Hồng Khách, đồng thời đưa ra nguyên tắc hành xử chuẩn mực với những yêu cầu chính như không khai thác lỗ hổng bảo mật để ăn cắp thông tin, phá hoại hay làm biến dạng cơ sở dữ liệu đó; thông báo cho người điều hành hệ thống mạng máy tính (thường gọi là admin) bằng các hình thức gửi thông điệp như e-mail, gọi điện thoại, dùng tin nhắn nhanh về việc hệ thống bị xâm nhập như thế nào và kỹ thuật vá lỗ hổng bảo mật đó (nếu có thể).

Các hồng khách phải làm điều này vì mục đích phi lợi nhuận. Tuy nhiên, các hành vi của mỗi cá nhân hacker đều chứa đựng sự phức tạp riêng. Có thể hôm nay họ tấn công một trang web hổng và báo cho người quản trị nhưng ngày mai, khi thấy việc ăn cắp thông tin và mật khẩu quá dễ dàng, họ sẽ thử một lần và có thể tái diễn nhiều lần nữa.

Cái gọi là chuẩn mực hành xử tùy thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết pháp luật và bản lĩnh của từng người. Một số hacker còn ôm mộng gây thanh thế với các công ty lớn về trình độ IT của mình để tìm kiếm việc làm tại đó. Không ít người được Microsoft hay các chính phủ nhận vào làm tư vấn viên bảo mật.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các nhà tuyển dụng với con mắt nhìn người sắc sảo sẽ nhận ra ai có tài năng và đạo đức thực sự để hợp tác. Những đối tượng có bản chất phá phách tất nhiên sẽ không lọt vào mắt xanh của họ.

Bản thân hãng phần mềm số một thế giới không ít lần treo giải hàng trăm nghìn USD để bắt tội phạm tin học và đưa chúng ra pháp luật.

Theo edu.net

Những trò gian lận thẻ ATM kinh điển

Tháng Hai 6, 2007

Những trò gian lận thẻ ATM kinh điển

Lễ tết cuối năm là dịp năng đến ATM và thường xuyên chi tiêu qua thẻ. Đây cũng là cơ hội vàng để những tay trộm ma mãnh lợi dụng sơ hở của chủ thẻ và ăn cắp dữ liệu bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Các tổ chức thẻ và ngân hàng khuyến cáo chủ thẻ cảnh giác cao độ để phòng tránh nguy cơ mất thông tin tài chính cá nhân trong thời gian này.

Bọn tội phạm luôn phát minh ra những cách thức mới để ăn cắp. Cách đây vài năm, các công ty thẻ in thêm mã số gồm 3 ký tự ở mặt sau thẻ, nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ. Nhưng giờ đây công nghệ đó lại trở thành lợi thế của bọn tội phạm. Để lấy được mật mã đó, bọn tội phạm thường sử dụng thiết bị ăn cắp dữ liệu, lấy số thẻ rồi gọi điện cho chủ thẻ giả vờ là cán bộ ngân hàng muốn kiểm tra giao dịch bất thường và thuyết phục chủ thẻ cung cấp mã số ở mặt sau thẻ. Đấy là những thông tin cần thiết để chúng thanh toán qua mạng hay qua điện thoại.

Các cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nếu tin rằng mình bị lừa, nên nhanh trí. Ngay lập tức phải gọi cho ngân hàng nếu nghi ngờ thẻ đã bị mất cắp, thất lạc hay dữ liệu trên thẻ bị rò rỉ. Nếu thẻ bị kẹt trong ATM, đừng nhập lại số PIN, kẻo mắc bẫy bọn tội phạm. Bởi khi bạn nhập lại số PIN, bọn tội phạm sẽ biết được chìa khoá để đột nhập vào tài khoản của bạn. Đây là trò gian lận khá kinh điển.

Và hãy nhớ rằng, bọn tội phạm không cần phải có chiếc thẻ của bạn trong tay mới lấy được dữ liệu và đột nhập và tài khoản của bạn. Việc nắm rõ từng loại thủ đoạn phạm tội không quan trọng bằng việc phải chuẩn bị sẵn sàng xử lý để tránh mắc mưu kẻ gian.

Dưới đây là những thủ đoạn thường gặp nhất.

1. Lấy cắp thẻ

Khi bị nuốt thẻ, đừng nạp lại số PIN.
Khi bị nuốt thẻ, đừng nạp lại số PIN. Ảnh: Forbes.

Bước đầu tiên, bọn tội phạm sẽ lắp vào khe đọc thẻ của máy một miếng nhựa có khả năng giữ thẻ và ngăn máy nhả ra. Thông thường, trong tình huống này, chủ thẻ sẽ nghĩ mình đã thao tác nhầm và bị máy nuốt thẻ, chứ không chú ý xem khe đọc thẻ có gì bất thường không, liệu có bị bọn tội phạm lắp đặt thiết bị lạ vào khe đọc thẻ hay không.

Khi chủ thẻ còn lúng túng chưa biết xử lý ra sao, kẻ gian lại gần, giả vờ là người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ. Chúng sẽ “tư vấn” chủ thẻ nên nhập lại số PIN để lấy lại thẻ và theo dõi. Tất nhiên việc nhập lại số PIN chả giúp ích gì cho chủ thẻ cả, nhưng lại là cơ hội để kẻ gian biết được mật mã truy cập tài khoản thẻ của nạn nhân.

Khi chủ thẻ thất vọng bỏ đi, kẻ gian sẽ ở lại lấy thẻ ra, rồi dùng PIN vừa nhìn trộm được để truy cập vào tài khoản và rút tiền.

2. Trộm dữ liệu

Khi rút tiền ở ATM, nên chú ý xem khe đọc thẻ có gì khác thường không. Ảnh: Forbes.
Khi rút tiền ở ATM, nên chú ý xem khe đọc thẻ có gì khác thường không. Ảnh: Forbes.

Đây là cách ăn cắp thông tin tài khoản và PIN mà không cần tiếp cận trực tiếp với chủ thẻ. Thông thường, bọn tội phạm cài thêm một thiết bị đọc dữ liệu vào khe đọc thẻ của ATM.

Khi ra máy ATM rút tiền, khách hàng vẫn đưa thẻ vào khe đọc thẻ như thường lệ và thực hiện giao dịch. Họ không mảy may nghi ngờ rằng trong khe đọc đó đang có một thiết bị trộm dữ liệu. Toàn bộ thông tin trên thẻ đã được lưu giữ lại trong thiết bị đọc thẻ mà bọn tội phạm cài vào. Khi nạn nhân ra đi, bọn tội phạm sẽ lấy thiết bị ra, sử dụng các thông tin vừa chôm được để làm thẻ giả hoặc mua hàng qua mạng, qua điện thoại.

3. Trộm dữ liệu bằng camera

Theo cách mới, bọn tội phạm vẫn lắp đặt thiết bị đọc thẻ vào máy như trước, nhưng chúng có thể lấy dữ liệu về tài khoản và số PIN từ xa nhờ một chiếc camera mà chúng lắp kín đạo tại ATM.

Camera thường được đặt trong một khay để tờ rơi giả nằm cạnh bàn phím của ATM, một vị trí có thể ghi hình toàn bộ các thao tác của chủ thẻ cũng như lưu giữ số liệu. Với công nghệ không dây, toàn bộ dữ liệu được truyền đến cho kẻ tội phạm đang nấp đâu đó gần ATM.

4. Nhìn trộm qua vai

Nên che bàn phím khi nhập PIN, coi chừng có người nhìn trộm. Ảnh: Forbes.

Bọn tội phạm có thể đứng gần ATM, hay máy cà thẻ và theo dõi quá trình bạn thao tác trên máy. Để tránh loại tội phạm này, phần lớn người tiêu dùng đều cảnh giác che bàn phím khi nhập mã số. Việc ăn cắp dữ liệu này rất thô sơ song đang có xu hướng nở rộ trở lại vì không phải chủ thẻ nào cũng thận trọng mỗi khi giao dịch trên máy.

Cũng với mưu chước “nhìn trộm qua vai” này, bọn tội phạm sẽ đứng nấp gần ATM và theo dõi chủ thẻ khi họ nhập PIN. Sau đó, chúng sẽ tìm cách làm chủ thẻ mất tập trung, chẳng hạn hét lên, đánh đổ nước uống hoặc nước sốt vào chủ thẻ hoặc đánh rơi tiền và hỏi đó là tiền của ai. Trong lúc chủ thẻ sao nhãng, kẻ gian liền cuỗm toàn bộ thẻ, tiền và cả số PIN của chủ thẻ.

5. Tội phạm ở các quầy thanh toán

Đừng lơ đãng khi giao thẻ cho nhân viên thanh toán. Ảnh minh họa: Forbes.
Đừng lơ đãng khi giao thẻ cho nhân viên thanh toán. Ảnh: Forbes.

Người tiêu dùng nên cảnh giác vì có thể ngay tại quầy thanh toán ở các cửa hàng cũng cài đặt các thiết bị ăn cắp dữ liệu thẻ. Loại thủ đoạn này ngày càng phổ biến. Thường thì chính những nhân viên thiếu trung thực của cửa hàng lắp đặt chiếc máy đó và họ sẽ lấy chiếc thẻ của bạn cà vào máy, lấy cắp thông tin.

Những nhân viên không trung thực này sẽ thực hiện các giao dịch bất hợp pháp hoặc bán dữ liệu vừa trộm được cho bọn tội phạm thẻ chuyên nghiệp. Thậm chí, có những trường hợp chính các nhân viên đó là người của nhóm tội phạm cài cắm vào.

6. Ăn cắp bằng điện thoại có camera

Đừng lơ là khi thấy ai đó giơ điện thoại lên. Ảnh: Forbes.
Đừng lơ là khi thấy ai đó giơ điện thoại lên. Ảnh: Forbes.

Ngày nay, để hỗ trợ cho hành vi phạm pháp của mình, kẻ gian thường dùng điện thoại có camera. Tại các cửa hàng bán lẻ và ATM, lợi dụng lúc chủ thẻ không để ý, bọn tội phạm sẽ dùng điện thoại để ghi hình, chụp ảnh chiếc thẻ và sử dụng toàn bộ thông tin đó vào mục đích phạm pháp.

THẺ RÚT TIỀN BỊ LẤY CẮP NHƯ THẾ NÀO?

Tháng Hai 6, 2007

THẺ RÚT TIỀN BỊ LẤY CẮP NHƯ THẾ NÀO ?.

Bạn thường đến các máy rút tiền tự động của nhà bank để rút tiền.

Bạn đút thẻ vào máy, sau đó …….. chẳng thấy máy làm gì cả ( không thể thực hiện giao dịch)

Bạn ấn nút “ xóa” để lấy lại thẻ, nhưng thẻ bị giữ lại trong máy

Bạn tự nhủ “ không sao, mình sẽ đến nhà Bank và lấy lại vào sáng mai”

Ngày hôm sau, ở nhà Bank có người bảo với bạn rằng “ không , thưa ông , máy rút tiền của chúng tôi không nuốt thẻ của ông , chúng tôi không có”

Bạn gọi điện cho nhà Bank nơi đăng kí tài khoản và …… hết sức ngạc nhiên khi nhận được câu thông báo : “ Thưa ông, tài khoản của ông đã bị rút”

Điều gì đã xảy ra vậy???

Gii thích

Kẻ trộm đã đưa vào máy rút tiền tự động một miếng plastic

nhỏ

 Thẻ rút tiền bị miếng nhỏ “vhs” dây giữ chặt lại

Với tình trạng máy tự động không thể đọc được thẻ và cũng không nuốt được thẻ

Miếng nhựa mỏng cản trở không cho đẩy thẻ trở li (xem mũi tên màu đỏ)

Cần Phải làm gì?

Nếu bạn gặp phải sự cố như vậy, hãy nhìn thật kỹ khe đút thẻ vào .

Nếu thấy có miếng (dải) nhựa plastic (dính hai mặt) ở trong đó : hãy rút ra, và sẽ lấy lại được thẻ.

Hãy quan sát xung quanh, kẻ trộm chắc chắn là ở không xa đó

Nếu có người đến ngó nghiêng xem điều gì xảy ra , bạn nhất định không được rời máy rút tiền, vì chắc đó là tên trộm và hắn sẽ khuyên bạn sáng mai đến nhà bank nhận lại thẻ để

anh ta có cơ hội lấy cắp thẻ khi bạn bỏ đi.

Trong mọi trường hợp: nếu kẻ đó khuyên bạn nên thử bấm lại số pin, bạn đừng nghe theo.

Nếu bạn nghi ngờ máy rút tiền đã “nuốt” thẻ của bạn, hãy thông báo sự việc với nhà bank ngay.

Hãy thông báo với bạn bè bạn biết về mánh khóe này của bọn trộm để họ biết cách xử lý.

Cẩn thận với máy rút tiền tự động!

1)    Máy rút tiền tự động này có bình thường không?

2)     Có bộ phận nào thêm vào không?

 

Đây là một bộ phận sai đã được lắp thêm vào máy tự động(cùng màu, cùng kích thước để ráp vào)

Bộ phận này chứa một card lecher có thể copy tất cả các thông tin chứa trong thẻ và nhờ đó có thể sản xuất thẻ mới giống hệt thẻ đã đút vô máy!!!

 

3)  Một màn hình và một hộp chứa các tờ rơi, không thấy bất thường?     

4)  Có phải thực chất là hộp đựng tờ rơi?

Bên hông hộp đối diện màn hình có một lỗ được gắn kiếng: đó là một máy chụp hình!

(photo camera)

 

5)  Hộp đựng tờ rơi “dỏm” bên cạnh màn hình

 

      

Máy camera mini bên hông hộp chỉa tầm ngắm vào màn hình và bàn phím .

Gắn thêm máy thu phát, hình ảnh máy ảnh này có thể phát ra xa 200m

6)      “Thế giới bên trong” của hộp đựng tờ rơi “dỏm”

Theo các mũi tên từ trên xuống:

– Camera được gắn vào góc ngắm có thể thấy rõ cả bàn phím và màn hình của máy rút thẻ

– Pin điện tử

– Anten phát thu